• Thứ Ba, ngày 10 - 09 - 2024
  • Buôn Ma Thuột | 23-32 °C

7 điều giúp bạn hiểu đúng về chữ ký số token

15/02/2023 15:09

7 điều giúp bạn hiểu đúng về chữ ký số token

 

Chữ ký số token là tên gọi tắt của loại chữ ký số sử dụng USB token. Đây là dạng chữ ký số cần đã được mã hóa và cần cắm USB token vào PC thì mới có thể thực hiện ký số trên môi trường số hóa. Đây là điểm khác với chữ ký số từ xa SmartCA.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng vể chữ ký số token một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Chữ ký số token là gì?

Để hiểu được định nghĩa chữ ký số token, cần nắm được các khái niệm liên quan đến chữ ký số.

Theo Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Chữ ký số được tạo từ chứng thư số hợp lệ, do nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp. Chữ ký số chứa khóa bí mật (private key), trong khi đó chứng thư số chứa khóa công khai (public key).

Chữ ký số token hay còn gọi là chữ ký số USB token, được tạo bởi công nghệ mã hóa công khai khóa, bao gồm một cặp khóa là khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key). Chữ ký số USB token có thiết bị phần cứng là USB, chứa các thông điệp dữ liệu đã được mã hóa.

Khi sử dụng, người dùng chỉ cần cắm USB token vào máy tính, thực hiện các thao tác cài đặt đơn giản để ký số. Loại chữ ký số này chỉ cho phép một người dùng duy nhất tại một thời điểm ký.

Chữ ký số được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp và cá nhân

Có thể bạn quan tâm: Chữ ký số Token Manager: nhiều tiện ích trong một

2. Tính pháp lý của chữ ký chữ ký số token

Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với con dấu của doanh nghiệp hoặc chữ ký tay của cá nhân. Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, chữ ký số sẽ có giá trị pháp lý khi:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. 3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

Ngoài ra, giá trị pháp lý của chữ ký số còn được quy định tại:

 

  • - Luật Giao dịch điện tử 2005
  • - Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • - Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/05/2011.
  • Chữ ký số có đầy đủ hành lang pháp lý cơ bản

    Chứng thư số được xem là con dấu đỏ của doanh nghiệp hay căn cước công dân của mỗi cá nhân. Chứng thư số chứa các thông tin cơ bản giúp định danh và xác thực người ký, bao gồm:

    • - Tên thuê bao (Chủ sở hữu chứng thư số)
    • - Số seri trong chứng thư số (số hiệu)
    • - Thời hạn chứng thư số
    • - Tên tổ chức đã chứng thực chữ ký số
    • - Chữ ký số chứng thực của tổ chức đó
    • - Các hạn chế phạm vi sử dụng thư chứng số
    • - Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số
    • - Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin & Truyền Thông

    Như vậy, chữ ký số token là một dạng chữ ký điện tử, được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa công khai (RSA). Khi ký số, người ký và sự chấp thuận của người ký với nội dung thông điệp dữ liệu sẽ được xác thực, chống gian lận và chối bỏ.

    3. Chữ ký số USB token được dùng cho mục đích gì?

    Chữ ký số USB token đang được sử dụng phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng như tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân để thực hiện các thủ tục hành chính công, các giao dịch điện tử,...

    Đối tượng Ứng dụng của chữ ký điện tử
    Tổ chức/doanh nghiệp - Thực hiện các thủ tục hành chính doanh nghiệp: kê khai thuế, hải quan, BHXH điện tử, hóa đơn điện tử, giao dịch ngân hàng,... - Ký tài liệu, văn bản, chứng từ nội bộ - Ký kết hợp đồng điện tử, mua bán, thanh toán,...
    Cá nhân thuộc tổ chức, doanh nghiệp - Giao dịch/thanh toán với đối tác, khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hành chính công theo ủy quyền - Ký số nội bộ: ký văn bản, tài liệu, báo cáo, email nội bộ, các thanh toán thu chi nội bộ,...
    Cá nhân - Giao dịch công: Kê khai, quyết toán thuế TNCN - Ký hóa đơn, chứng từ, giao dịch chứng khoán, ngân hàng điện tử, thanh toán qua mạng,... - Ký hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán,...

    4. Đặc điểm của chữ ký số token

    Chữ ký số token được tin dùng bởi sở hữu những đặc điểm nổi bật về tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn dữ liệu.

    • - Tính bảo mật cao: Mỗi chữ ký số đều sở hữu một cặp khóa riêng biệt. Với hai lớp mã khóa là khóa công khai và khóa bí mật, thông tin dữ liệu được bảo mật tuyệt đối.
    • - Tính toàn vẹn: Chữ ký số là công cụ đắc lực đảm bảo tính toàn vẹn cho nội dung của thông điệp dữ liệu. Nếu nội dung của văn bản, tài liệu bị sửa xóa sau khi ký số thì văn bản, tài liệu đó bị mất giá trị pháp lý.
    • - Tính chống chối bỏ: Chữ ký số được ký khó có thể bị làm giả, hay sửa xóa thông tin.

    Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn về chủ trương ứng dụng chữ ký số công cộng trên mạng đấu thầu quốc gia mới

    5. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số token

    Chữ ký số token dễ sử dụng, không yêu cầu cao về môi trường máy tính, nhỏ gọn và thao tác dễ dàng giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch, ký kết trực tuyến, hướng tới văn phòng làm việc không giấy tờ. Chữ ký số token mang lại những lợi ích thiết thực cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

    • - Tiết kiệm thời gian: Chữ ký số giúp rút ngắn thời gian giao dịch, thanh toán, tiết kiệm thời gian cho các thủ tục hành chính công. Thay vì soạn thảo, in ấn, chuyển phát hoặc gặp mặt để giao kết hợp đồng,... người dùng đã có thể ký nhanh chóng và gửi tài liệu qua môi trường mạng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.
    • - Tiết kiệm chi phí: Bài toán chi phí được giải quyết, doanh nghiệp tiết kiệm được phí in ấn, chuyển phát, bảo quản và lưu trữ tài liệu so với phương thức ký truyền thống.
    • - An toàn, bảo mật: Công nghệ mã hóa RSA giúp đảm bảo thông tin người dùng không bị rò rỉ. Nếu chữ ký tay có thể bị giả mạo thì khả năng này ở chữ ký số là rất ít.
    • - Đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ của tài liệu: Chữ ký số cho phép xác thực danh tính của người ký. Văn bản sau khi đã ký không thể sửa đổi ngày giờ hay chỉnh sửa nội dung, đảm bảo tính toàn vẹn cho thông điệp dữ liệu.

    6. Mua chữ ký số token ở đâu?

    Với nhu cầu ký số ngày càng tăng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp và đại lý cung cấp chữ ký số token khác nhau. Tuy nhiên bạn cần chọn đúng nhà cung cấp tin cậy để tránh các rủi ro không đáng có như chữ ký số giả, lừa đảo, không đảm bảo về tính pháp lý,...

    Người mua cần lựa chọn chữ ký số của đơn vị đã được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Thông tin & Truyền thông. Đây là các đơn vị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về quy trình, kỹ thuật và năng lực công nghệ.

    Ngoài ra, người mua cũng cần lưu ý đến các yếu tố chi phí, dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp chữ ký số để ra quyết định chính xác hơn.

  • Chữ ký số token VNPT-CA đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về dịch vụ chữ ký số

    VNPT là đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số với thương hiệu VNPT-CA. Do đó, chữ ký số VNPT-CA có đầy đủ pháp lý và được pháp luật công nhận. Bên cạnh đó, dịch vụ chữ ký số của VNPT còn được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn bởi:

    • - Phần mềm ký số và USB token ít xảy ra lỗi phát sinh
    • - Chính sách giá bán cạnh tranh với nhiều chương trình khuyến mại
    • - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7

    7. Một số câu hỏi thường gặp về chữ ký số

    7.1 Chữ ký số có bắt buộc không?

    Hiện nay chưa có luật quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, các giao dịch điện tử, kê khai hành chính công đều bắt buộc doanh nghiệp phải có chữ ký số.

    - Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị Định 123/2020/NĐ-CP quy định từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

    - Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng.

    - Quyết định 838/QĐ-BHXH bắt buộc doanh nghiệp/cá nhân phải thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp báo cáo bảo hiểm điện tử.

    Như vậy, doanh nghiệp muốn thực hiện được các giao dịch điện tử trên thì yêu cầu đầu tiên đối phải có chữ ký số hợp pháp.

    7.2 USB token bị hỏng thì phải làm sao?

    Nếu USB token bị hỏng, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ. Nếu làm mất USB Token, bạn cũng cần làm gấp thủ tục hủy chứng thư cũ để tránh rủi ro không đáng có, sau đó tiến hành mua lại USB Token với chứng thư số mới.

    7.3 USB Token sử dụng được trong bao lâu?

    USB Token sẽ có thời hạn sử dụng tùy theo thời hạn của chứng thư số. Khi USB Token của bạn hết hạn, bạn có thể tiếp tục gia hạn thêm thời gian sử dụng.

    Xem thêm: Hướng dẫn tải phần mềm chữ ký số VNPT & cài đặt

     

    Hy vọng những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp/cá nhân trong việc lựa chọn sử dụng chữ ký số token. Nếu cần hỗ trợ về dịch vụ chữ ký số, vui lòng liên hệ với VNPT qua hotline 18001260 để được tư vấn nhanh nhất.

  • Nguồn: vnpt.com.vn

  •  
  •